Theo phong thủy, Mệnh Mộc là một trong năm ngũ hành. Bạn đang nhu cầu mua vật phẩm cho chính bạn hay người thân bạn bè. Bạn đang thắc mắc màu hợp với mệnh mộc? Nếu vậy hãy cùng các chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc ấy trong bài viết dưới đây nhé.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đôi nét về người mệnh mộc
Năm sinh của người thuộc mệnh mộc được liệt kê như sau:
- Sinh năm 2002: Nhâm Ngọ
- Sinh năm 2003: Quý Mùi
- Sinh năm 2019: Kỷ Hợi
- Sinh năm 2018: Mậu Tuất
- Sinh năm 1988: Mậu Thìn
- Sinh năm 1989: Kỷ Tỵ
- Sinh năm 1972: Nhâm Tý
- Sinh năm 1973: Quý Sửu
- Sinh năm 2010: Canh Dần
- Sinh năm 2011: Tân Mão
- Sinh năm 1980: Canh Thân
- Sinh năm 1981: Tân Dậu
Người mệnh Mộc tương khắc, tương sinh với màu gì?
Dựa theo quy luật ngũ hành tương sinh và tương khắc, về điểm chung của tất cả các tuổi mang bản mệnh Mộc đều có màu sắc tương sinh và tương khắc như nhau. Đó là:
Màu tương sinh: Màu thuộc hành Mộc và Thủy
-
- Màu xanh lá cây : Đây được coi là sắc màu phù hợp nhất với người mệnh Mộc. Gam màu thể hiện sự trong lành, tươi mới, mát mẻ, dồi dào năng lượng.
- Màu xanh dương: Màu của biển trời bao la và rộng lớn. Nhắc đến gam màu này bạn sẽ cảm thấy thật sảng khoái và trong lành từ khí trời từ nước của biển cả. Ngoài ra, còn là màu sắc đại diện cho sự thông minh, khôn ngoan.
- Màu đen: Đây là gam màu của quý phái, huyền bí và quyền lực mạnh mẽ .
Màu tương khắc: Màu thuộc hành Kim
- Là những tông màu trắng, màu vàng, vàng đất, vàng sẫm: Vì màu này là đại diện cho mệnh Kim (Kim khắc mộc). Do đó bạn nên lưu ý cẩn trọng khi sử dụng màu sắc này.
Các tuổi có mệnh mộc hợp màu gì?
Năm 1972– Nhâm Tý, năm 1973– Quý Sửu: Thuộc mệnh Mộc – Tang Đố Mộc là gỗ cây dâu
- Màu tương hợp: các màu thuộc mệnh Thủy như đen, xanh dương là tương hợp hoặc màu thuộc hành Mộc như xanh lá cây là tương hỗ. Nếu biết cách lựa chọn và phối hợp các gam màu này với nhau thì mọi việc đều thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
- Màu kiêng kỵ: Những màu thuộc hành Kim và Hỏa là màu vàng, nâu, trắng, đỏ, cam cũng cần chú ý không dùng để tránh gặp vận đen đủi.
Năm 1980-Canh Thân, năm 1981-Tân Dậu: mệnh Mộc – Thạch Lựu Mộc nghĩa là gỗ cây lựu
- Màu tương hợp: hai tuổi này hợp với hai mảng màu thuộc hành Thủy và hành Mộc . Như là đen, xanh dương, xanh lá cây. Như đã nói ở trên đây là màu tương sinh, tương hỗ hỗ trợ hết sức mạnh mẽ cho người sử dụng.
- Màu kiêng kỵ: Người mạng Mộc nên kiêng màu trắng vì thuộc hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Ngoài ra còn có màu vàng , nâu .
Năm 1988- Mậu Thìn, năm 1989-Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc, có nghĩa là gỗ trong rừng lớn
- Màu tương hợp: nên sử dụng các đồ vật có màu xanh lục là những màu sắc thuộc mệnh Mộc giúp gia tăng nguồn năng lượng của chính bản thân mình, mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm màu vàng, nâu đất. Vì Mộc khắc Thổ nên có thể chế ngự được. Tuy nhiên cần sử dụng đúng mục đích và có lựa chọn.
- Màu tương khắc: Kiêng sử dụng màu trắng, xám, ghi (hành kim – tương khắc). Vì nó sẽ gây cản trở, ức chế năng lượng làm bạn không thoải mái trong cuộc sống và công việc.
Năm 2002-Nhâm Ngọ, năm 2003-Quý Mùi : nạp âm Dương Liễu Mộc tức gỗ cây dương
- Màu tương hợp: Câu trả lời là gam màu sắc tương sinh như màu xanh lam, xanh nước biển, xanh da trời, màu đen… Hơn nữa có thể kết hợp màu đen và màu xanh dương để tăng tài lộc đặc biệt là đối với ai đang có ý định buôn bán, kinh doanh.
- Màu tương khắc: nên tránh các màu ghi, màu vàng, màu trắng thuộc hành khắc ( hành kim)
Năm 2010-Canh Dần, năm 2011-Tân Mão: Tùng Bách Mộc – Gỗ tùng bách
- Màu sắc hợp: Màu xanh lá cây, xanh nõn chuối (hành Mộc) và màu đen, xanh nước biển, xanh dương ( Thủy)
- Màu kiêng kỵ: Màu thuộc hành kim là xám, trắng, ghi
Năm 2018-Mậu Tuất, năm 2019-Kỷ hợi: Bình Địa Mộc – Gỗ Đồng Bằng
- Màu sắc hợp: Màu hợp mệnh là màu xanh lục, xanh da trời thuộc hành Mộc.
- Màu kiêng kỵ: Màu khắc thuộc hành Kim là trắng, xám, ghi
Kết luận
Một số chia sẻ chúng tôi trên đây về màu hợp với mệnh mộc đã giúp bạn có thêm hiểu biết để lựa chọn cho phù hợp. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thực tế hơn thì bản thân bạn nên tự mình nỗ lực để có được những điều mong muốn nhé. Chúc bạn thành công.